RSS

Laptop Minh Chiến

Laptop: Các nguồn điện áp chính & mạch nguồn trên máy IBM


Laptop: Các nguồn điện áp chính & mạch nguồn trên máy IBM

Các nguồn điện áp chính & mạch điều khiển trên Laptop IBM
Các nguồn điện áp chính.
Các nguồn điện áp chính được IBM ký hiệu bởi chữ M ở cuối như các điện áp:
- VCC5M
- VCC3M
- VCC1R8M
- VCC1R2M
1 – Mạch điều khiển các nguồn Switching tạo ra các điện áp chính.
a) Khi máy gắn Adapter qua chân DC-IN


Hình 19 – Mạch điều khiển nguồn ở chế độ cắm Adapter có nguồn DC-IN
Phân tích:
- Các nguồn Switching sẽ tạo ra các điện áp VCC5M, VCC3M, VCC1R8M và VCC1R2M. Để tạo ra được các điện áp này thì các nguồn SWITCHING cần có hai điều kiện là có điện áp VINT16 cung cấp và có các lệnh điều khiển VCC5M_ON và VCC1R8M_ON từ IC điều khiển nguồn PMH4 đưa tới.
- Khi được cấp nguồn VCC3SW, IC điều khiển nguồn PMH4 sẽ hoạt động, ban đầu chân 73 (EXT-PWR) của IC có mức cao do điện trở  R110 và R53 phân cực và IC tạm thời chưa có lệnh điều khiển ra.
- Nếu ta cắm điện Adapter qua chân DC-IN, do điện áp Adapter có 16V nên điện áp này đi qua R870 đi qua đi ốt Zener D9 (12V) vào phân cực cho đèn Q73 dẫn, khiến cho điện áp chân 73 (EXT-PWR) giảm xuống mức thấp, khi chân EXT-PWR có mức thấp thì IC điều khiển nguồn PMH4 sẽ cho ra lệnh VCC5M_ON và VCC1R8M_ON để điều khiển cho các mạch nguồn SWITCHING hoạt động.
- Khi nguồn SWITCHING-5V hoạt động sẽ cho ra điện áp VCC5M,  điện áp này kích cho nguồn SWITCHING-3V hoạt động, nguồn SWITCHING-3V hoạt động tạo ra điện áp VCC3M,  IC điều khiển nguồn PMH4 sẽ kiểm tra các điện áp ra thông qua tín hiệu MPWRG báo về chân 18, nếu có điện áp VCC3M ra thì chân 18 sẽ có mức cao, đây chính là chân báo sự cố hồi về IC điều khiển PMH4, nếu chân này mất điện áp thì IC sẽ khoá các lệnh kế tiếp và máy sẽ không có điện áp thứ cấp.

b) Khi máy không gắn Adapter – chỉ có PIN
Phân tích:
- Khi máy chỉ gắn PIN, IC khởi động nguồn TB62501 được cấp nguồn VREGIN16 thông qua các linh kiện : Cầu chì F2 => điện trở R453 => đi ốt D10 cấp vào chân 57 của IC-TB62501.
- Điện áp VCC3SW do IC-TB62501 tạo ra ở chân 59  đi cấp nguồn cho IC điều khiển nguồn PMH4 qua các chân 7,31,59,80,98.
- Nếu ta không cắm Adapter thì chân EXT-PWR sẽ có mức cao và IC điều khiển nguồn không đưa ra các lệnh VCC5M_ON và VCC1R8M_ON, chỉ khi ta bấm công tắc PWRSWITCH trên mặt máy, khi đó chân  32 của IC -PMH4 giảm xuống mức thấp và lúc này IC sẽ đưa ra các lệnh VCC5M_ON và VCC1R8M_ON để điều khiển cho các mạch nguồn SWITCHING hoạt động tạo ra các mức điện áp chính.
- Chân 18 của IC-PMH4 sẽ kiểm tra nguồn VCC3M, nếu có điện áp này thì chân 18 có mức cao và IC-PMH4 sẽ tiếp tục mở ra các lệnh mở nguồn thứ cấp.

Hình 20 – Sơ đồ mạch điều khiển nguồn ở chế độ chỉ có PIN
Câu hỏi và giải đáp:
1) Các nguồn điện áp chính là gì và chúng xuất hiện khi nào ?
Trả lời:
- Các nguồn điện áp chính là các nguồn điện xuất hiện khi ta bấm công tắc hoặc khi ta cắm Adapter (kể cả khi không bấm công tắc nhưng gắn Adapter qua chân DC-IN)
- Các nguồn điện áp chính thường có ký hiệu chữ M ở phần đuôi, có 4 điện áp chính trên các máy IBM đó là VCC5M, VCC3M, VCC1R8M và VCC1R2M
2) Điều kiện để máy cho ra các điện áp chính là gì ?
Trả lời:
- Các nguồn điện áp chính do các mạch nguồn SWITCHING tạo ra, vì vậy để có các điện áp này thì cần các điều kiện:
* Bản thân các nguồn SWITCHING hoạt động tốt
* Có điện áp VINT16 cấp cho các mạch nguồn SWITCHING.
* Có lệnh điều khiển VCC5M_ON và VCC1R8M_ON từ IC điều khiển
nguồn PMH4 đưa tới.
3) Điều kiện để IC điều khiển nguồn PMH4 cho ra các lệnh điều khiển VCC5M_ON và VCC1R8M_ON là gì ?
Trả lời:
- Để IC điều khiển nguồn PMH4 cho ra các lệnh điều khiển VCC5M_ON và VCC1R8M_ON thì cần có các điều kiện sau:
* Có điện áp VCC3SW cấp cho IC-PMH4
* IC điều khiển nguồn PMH4 tốt
* Chân 73 (EXT-PWR) có mức thấp
nguồn Adapter qua chân DC-IN>
* Chân 32 (PWR SWITCH) có mức thấp
bấm công tắc mở nguồn>
4) Tôi muốn kiểm tra điện áp VCC5M, VCC3M, VCC1R8M và VCC1R2M thì đo ở đâu ?
Trả lời:
Bạn có thể đo các điện áp trên ở đầu các cuộn dây bằng thang đo điện áp DC

 
Hình 21 – Vị trí đo các điện áp chính trên máy.
- Đo điện áp VCC5M ở đầu cuộn dây L3 nếu có 5V là OK
- Đo điện áp VCC3M ở đầu cuộn dây L4 nếu có 3V là OK
- Đo điện áp VCC1R8M ở đầu cuộn dây L19 nếu có 1,8V là OK
- Đo điện áp VCC1R2M ở đầu cuộn dây L8 nếu có 1,2V là OK
5) Khi đã xác định là máy bị mất các nguồn điện áp chính như VCC5M, VCC3M, VCC1R8M  thì ta phải kiểm tra những gì ?
Trả lời:
- Khi máy bị mất các điện áp chính như VCC5M, VCC3M, VCC1R8M hoặc VCC1R2M thì bạn cần kiểm tra các điện áp sau đây:
* Kiểm tra điện áp VINT16  (xem lại phần trước)
* Kiểm tra lệnh VCC5M_ON nếu mất đồng thời hai điện áp VCC5M và
VCC3M
* Kiểm tra lệnh VCC1R8M_ON nếu mất điện áp VCC1R8M
Để kiểm tra các đường lệnh trên bạn hãy quan sát ảnh chụp sau đây:

 
Hình 22 – IC điều khiển nguồn PMH4 là nguyên nhân của nhiều sự cố về nguồn.



Hình 23 – IC –PMH4 và các chân liên quan đến quá trình mở nguồn.
Phân tích:- Thông thường hai lệnh VCC5M_ON và VCC1R8M_ON sẽ ra đồng thời một lúc và điện áp lệnh ra khoảng 3V, để các chân này có điện áp ra thì cần các điều kiện sau:
* Các chân cấp nguồn VCC3SW của IC -PMH4 (chân 7,31,59,80,98) cần có
điện áp 3V
* Chân 73 (EXT-PWR) cần có mức thấp (0V) khi ta cắm Adapter.
* Chân 32 (PWR SWITCH) cần có mức thấp (0V) khi ta bấm công tắc mở
nguồn.
=> Nếu khi cắm Adapter qua chân DC-IN mà đo chân 73 vẫn có mức cao (3V)
thì bạn cần kiểm tra các linh kiện R873, D9, Q73 và Q53 như hình 19 và hình
24, 25 dưới đây:

 
Hình 24 – Vị trí các linh kiện R870, D9, Q73 đưa tín hiệu điện từ
Adapter đến chân 7 3(EXT-PWR) của IC điều khiển PMH4

 
Hình 25 – Đèn Q53 trên đường đưa tín hiệu từ Adapter đến
chân 73 (EXT-PWR) của IC điều khiển PMH4

2 – Nguồn SWITCHING tạo ra điện áp VCC5M (5V)  và VCC3M (3V)
IC dao động MAX1631.

Hình 26 – Mạch nguồn SWITCHING tạo ra điện áp VCC5M và VCC3M

Phân tích:
Mạch nguồn SWITCHING tạo ra điện áp VCC5M và VCC3M bao gồm các thành phần:
- IC tạo dao động MAX6131.
- Hai đèn công suất (Mosfet đơn ngược) Q16 và Q17 để  điều khiển ra điện áp VCC5M (5V)
- Đèn Mosfet kép (kép ngược) Q18 để điều khiển ra điện áp VCC3M (3V)
Điều kiện để mạch hoạt động:
- Có điện áp V+ cấp vào chân 22 của IC dao động MAX1631, điện áp này được cấp từ điện áp VINT16 sau khi đi qua R523 (10Ω)
- Chân 23 (SHDN) có điện áp khoảng 3V, nếu chân này có điện áp = 0V thì IC dao động sẽ bị khoá, không hoạt động.
- Chân 7 (TME/ON5) có điện áp lệnh ở mức cao (3V) để mở nguồn VCC5M
- Chân 28 (RUN/ON3) có điện áp lệnh ở mức cao (3V) để mở nguồn VCC3M
Sau khi có đủ các điều kiện trên thì IC dao động sẽ hoạt động để cho ra các tín hiệu dao động ở các chân DH5, DL5 điều khiển các đèn Mosfet  Q16 và Q17 và dao động DH3, DL3 điều khiển đèn Mosfet kép Q18.
Nguyên lý hoạt động:
- Điện áp VINT16 sẽ cấp nguồn vào chân D các đèn Q16 và Q18 tuy nhiên các đèn này chưa hoạt động nếu chưa có dao động điều khiển chân G.
- Điện áp VINT16 đi qua R523 (10Ω) cấp nguồn vào chân 22 của IC dao động  MAX1631.
- Điện trở R903 sẽ phân cực cho chân 23 (SHDN) có mức cao để cho phép IC này sẵn sàng hoạt động, nếu có lệnh tắt máy PWRSHUTDOW từ IC khởi động TB62501 đưa tới hoặc tín hiệu SHUTDOW2 từ IC báo quá nhiệt của CPU- LM26 đưa tới thì chân 23 (SHDN) sẽ có mức thấp và IC sẽ bị khoá.
- Khi chân 23 có mức cao đặt IC vào trạng thái sẵn sàng, nếu chân 7 (TME/ON5) có mức cao thì IC sẽ cho dao động ra ở chân DH5 và DL5 để điều khiển các đèn Mosfet Q16 và Q17 hoạt động tạo ra điện áp VCC5M (5V), nếu chân 28 (RUN/ON) có mức cao thì IC sẽ cho dao động ra ở các chân DH3 và DL3 để điều khiển các đèn Mosfet kép ngược Q18 hoạt động tạo ra điện áp VCC3M (3V).
- Các đèn Mosfet Q16 và Q17 hoạt động theo nguyên tắc đẩy kéo, đèn trên dẫn thì đèn dưới tắt và ngược lại, tạo ra xung điện ở điểm giữa, cuộn dây L3 và các tụ lọc sẽ lọc cho điện áp VCC5M bằng phẳng.
- Tương tự các đèn trong cặp Q18 cũng hoạt động để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, cuộn dây L4 và các tụ lọc sẽ lọc thành điện áp một chiều bằng phẳng cho ra nguồn VCC3M.


Hình 27 – Khu vực mạch nguồn SWITCHING cung cấp điện áp VCC5M và VCC3M

Hình 28 – Điều kiện để IC dao động MAX1631 hoạt động là chân 22 có điện áp 11V
khi gắn PIN hoặc 16V khi gắn Adapter và chân 23 phải có mức cao (3V)
 


Hình 29 – Sau khi có điện áp cấp nguồn vào chân 22 và điện áp cho phép vào chân 23
thì cần có lệnh mở VCC5M_ON (3V) cấp vào các chân 7 và chân 28 của IC

Câu hỏi và giải đáp:
1) Điện áp VCC5M và VCC3M có thể đo ở vị trí nào trên  máy ?

 
Hình 30 – Vị trí mạch nguồn SWITCHING điều khiển điện áp VCC5M và VCC3M trên máy IBM –T40,T41,T4
2) Hai nguồn điện VCC5M và VCC3M chúng xuất hiện khi nào và chúng có xuất hiện cùng nhau không ?
Trả lời:
- Hai nguồn điện VCC5M và VCC3M xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn (nếu máy không gắn Adapter qua chân DC-IN) hoặc nó sẽ xuất hiện khi ta cắm Adapter (kể cả không bật nguồn)
- Hai điện áp xuất hiện cùng một lúc nhưng IC dao động MAX6131 sử dụng điện áp 5V của đường VCC5M để cấp nguồn cho chân VL, vì vậy nếu mất điện áp 5V thì IC sẽ ngắt dao động.
3) Giả sử hỏng Mosfet của mạch tạo áp VCC5M gây mất nguồn VCC5M (5V) nhưng mạch tạo áp VCC3M vẫn tốt thì có điện áp VCC3M (3V) ra không ?
Trả lời:
- Nếu hỏng Mosfet của mạch tạo áp VCC5M (mất 5V) khi đó chân VL của IC dao động mất điện áp và IC sẽ ngắt dao động sau 1 giây, vì thế mạch nguồn tạo áp VCC3M mặc dù tốt nhưng không hoạt động và không có điện áp VCC3M ra.
4) Nếu hỏng Mosfet của mạch tạo điện áp VCC3M thì có ảnh hưởng đến nguồn VCC5M không ?
Trả lời:
- Nếu Mosfet của mạch nguồn VCC3M hỏng (không chập) làm mất điện áp VCC3M thì không làm ảnh hưởng đến mạch nguồn VCC5M vì vậy máy vẫn có điện áp VCC5M.
5) Trong quá trình sửa chữa ta phải kiểm tra và sửa chữa mạch nguồn nào trước.
Trả lời:
- Trong quá trình sửa chữa, ta cần phải kiểm tra và sửa nguồn VCC5M trước, sau đó mới kiểm tra và sửa chữa nguồn VCC3M, chúng ta xem lại chật tư cấp nguồn như sau:
Cấp nguồn PIN (VBAT) => có VREGIN16 => có VCC3SW & VINT16 => Bấm mở nguồn => có nguồn VCC5M => có nguồn VCC3M.
6) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa nguồn VCC5M như thế nào ?
Lưu ý: Nguồn VCC5M là nguồn điện áp đầu tiên xuất hiện khi ta cắm Adapter hoặc khi ta bấm công tắc mở nguồn, nếu nguồn này không chạy thì nguồn VCC3M cũng không có và khi đó các mạch bảo vệ sẽ khoá không có các mạch nguồn khác hoạt động. vì thế chúng ta cần kiểm tra nguồn VCC5M trước tiên sau đó đến nguồn VCC3M.
Nếu bạn đo nguồn VCC5M (5V) thấy mất điện áp thì chúng ta kiểm tra như  sau:Bước 1 – Trước tiên bạn cần kiểm tra điện áp VINT16
Nếu mất nguồn VINT16 thì bạn cần kiểm tra  mạch tạo áp VINT16 như
đã đề cập ở phàn trên.

 
Hình 31 – Đo điện áp VCC5M ở đầu cuộn dây L3 nếu mạch hoạt động sẽ có điện áp 5V, đo điện áp VINT16 ở chân D của đèn Mosfet Q16 phải có 11V khi chạy Pin hoặc 16V khi chạy Adapter
Bước 2 – Bạn hãy kiểm tra chân cấp nguồn cho IC ở chân 22 (V+) xem có điện áp
khoảng 10V nếu chỉ gắn PIN hoặc khoảng 15V nếu máy có Adapter.

 
Hình 32 – Đo kiểm tra điện áp ở chân 22 (V+) của IC dao động
MAX1651 phải có từ 10 đến 15V

- Nếu kiểm tra thấy điện áp V+ ở chân 22 của IC- MAX1651 không đủ và IC bị nóng thì IC này bị chập
- Nếu mất điện áp ở chân 22 thì cần kiểm tra xem  chân này có bị chạm mass không?, thông thường chân này có trở kháng tương đối cao so với mass, nếu chân 22 của MAX1651 chạm mass thì thông thường sẽ làm đứt điện trở R523 cấp nguồn  VINT16 vào cho chân này.

 
Hình 33 – Điện trở 523 (10 Ω) cấp nguồn VINT16 vào chân 22 của IC –MAX1651

Bước 3 – Kiểm tra chân 23 (SHDN) cần phải có khoảng 3V
- Chân 23 (SHDN) được nối với các điện áp điều khiển tắt máy PWRSHUTDOWN và tín hiệu tắt máy do CPU quá nhiệt SHUTDOW2 sinh ra, nếu chân này có điện áp = 0 thì IC – MAX1651 sẽ bị khoá không hoạt động.

 
Hình 34 – Kiểm tra chân 23 cần phải có khoảng 3V thì IC mới có thể hoạt động
- Nếu chân 23 mất điện áp thì bạn tạm thời cô lập chân này ra khỏi các tín hiệu tắt máy SHUTDOWN để sửa mạch nguồn này trước bằng cách tạm thời tháo con đi ốt kép D12 ra khỏi máy.

 
Hình 35 – Chân 23 (SHDN) được nối với các đường tìn hiệu tắt máy thông qua đi ốt D12


Hình 36 – Vị trí Đi ốt kép D12 nối đến chân 23 của IC dao động MAX6131

Bạn hãy tạm tháo đi ốt D12 ra khỏi mạch in để cô lập chân 23 (SHDN) của IC dao động MAX1651 trong quá trình sửa chữa nguồn VCC5M

 
Hình 37 – Lệnh điều khiển tạo nguồn 5V (VCC5M) đi vào chân số 7 và lệnh điều khiển tạo nguồn 3V (VCC3M) đi vào chân 28 của IC dao động MAX1651
- Khi cắm Adapter hoặc khi bấm nút mở nguồn của máy thì chân này phải có điện áp khoảng 3V điện áp này là lệnh VCC5M_ON do IC – PMH4 tạo ra.
- Nếu mất điện áp ở chân 7 và 28 thì bạn có thể cô lập hai chân này rồi đấu tắt chúng lên đường điện áp VCC3SW qua R 1K để tạo lệnh giả.
- Nếu mất điện áp lệnh vào chân 7 và chân 28 thì nguyên nhân hư hỏng là do IC điều khiển nguồn  PMH4 không đưa ra lệnh điều khiển VCC5M_ON
7) Cho biết cấu tạo và sơ đồ chân của các đèn Mosfet trên mạch nguồn VCC5M và VCC3M.

 
Hình 38 – Vị trí các đèn Mosfet của mạch nguồn VCC5M và VCC3M

Hình 39 – Sơ đồ chân và cấu tạo bên trong Mosfet đơn ngược  IRF 7807

Hình 40 – Sơ đồ chân và cấu tạo bên trong của đèn Mosfet kép ngược  FDS6986S
Cho biết cấu tạo và ý nghĩa các chân của IC dao động MAX1631
Chân
TênChức năng
1
CSH3Current Sense Input High – Cảm biến dòng đầu vào cao
2
CSL3Current Sense Input Low – Cảm biến dòng đầu vào thấp
3
FB3FeedBack Input – Điện áp hồi tiếp của đường 3V
4
12OUT12V OUT – Chân điện áp ra 12V
5
VDDSupply Vol Input for 12VOUT – Nguồn đầu vào cho 12VOUT
6
SYNCOscillator Synchronization – Đồng bộ dao động
7
TIME/ON5ON/OFF Control 5V – Chân điều khiển tắt mở đường 5V
8
GNDGround – Chân Mass
9
REF2,5 Reference Voltage – Điện áp chuẩn 2,5V
10
SKIPConnect GND for User Normal – Nối mass khi sử dụng bình thường
11
RESETReset Output – Tín hiệu Reset ra
12
FB5FeedBack Input for 5V – Chân hồi tiếp của đường 5V
13
CSL5Current Sense Input Low – Cảm biến dòng đầu vào thấp
14
CSH5Current Sense Input High – Cảm biến dòng đầu vào cao
15
SEQChọn điện áp 5V hay 3V ra trước tuỳ thuộc vào điện áp chân SEQ
16
DH5Drive High – Cổng điện áp dao động ra cao
17
LX5
18
BST5Boost Capacitor – Tụ tăng áp
19
DL5Drive Low – Cổng điện áp dao động ra thấp
20
PGNDPower Ground – Mass của nguồn
21
VLChân nhận điện áp cung cấp từ 5V đầu ra
22
V+Chân cấp nguồn có dải thay đổi rộng từ 4,2V đến 30V


Hình 41 – Sơ đồ khối trong IC dao động – MAX1631
23
SHDLShutdown Control Active low – Chân tắt nguồn khi ở mức thấp
24
DL3Drive Low – Cổng ra điện áp dao động ra thấp
25
BTS3Boost Capacitor – Tụ tăng áp
26
LX3
27
DH3Drive High – Cổng ra điện áp dao động ra cao
28
RUN/ON3ON/OFF Control Input – Chân điều khiển tắt mở nguồn 3V
Lưu ý các chân của IC
IC dao động MAX1631 bạn chỉ cần lưu ý các chân sau đây:
- Chân V+ đây là chân cấp nguồn chính cho IC, nguồn này được phép thay đổi từ 5 đến 24V
- VL là điện áp cấp cho các mạch trong IC, điện áp này là 5V, nguồn này phải lấy điện áp hồi tiếp từ đầu ra 5V.
- Chân SHDL đây là chân Shutdown (khoá IC) khi được đặt ở mức thấp.
- Chân SEQ chân chọn điện áp nào ra trước hay sau, trên máy Laptop IBM chân này được nối cố định với điện áp chuẩn Vref 2,5V
- Chân RUN/ON3 là chân điều khiểm mở nguồn VCC3M khi được kích hoạt ở mức cao.
- Chân TIME/ON5 là chân điều khiển mở nguồn VCC5M khi được kích hoạt ở mức cao.
Sau đây là bảng mô tả trạng thái hoạt động của IC khi các chân này được điều khiển bởi các điện áp:
SHDN
SEQ
RUN/ON3
TIME/ON5
MODE
Mô tả
Low
x
x
x
Shutdown
Các khối của IC tắt
High
Vref
Low
Low
Stanby
IC ở chế độ chờ
High
Vref
High
Low
Run
Nguồn 3V chạy/ 5V tắt
High
Vref
Low
High
Run
Nguồn 3V tắt / 5V chạy
High
Vref
High
High
Run
Cả hai nguồn đều chạy
Ghi chú:
- High: mức điện áp cao.
- Low: mức điện áp thấp.
- Vref: điện áp chuẩn 2,5V
- x : Không xác định.
- Run: chạy.

3 – IC dao động MAX1845 điều khiển các nguồn điện áp thấp.
Trên các máy Laptop IBM T40,T41,T42 có tới 3 IC MAX1485 điều khiển các nguồn điện áp thấp như:
- VCC1R2M
- VCCCPUIO
- VCC1R8M
- VCCVIDEOCORE
- VCC2R5A
- VCC1R25B
Trong đó cặp nguồn VCC1R2M và VCCCPUIO sử dụng một IC dao động, cặp nguồn VCC1R8M và VCCVIDEOCORE sử dụng một IC dao động,  cặp nguồn VCC2R5A và VCC1R25B sử dụng một IC.

Hình 42 – Vị trí các IC dao động MAX1845 trên máy IBM T40-41-42

* Sơ đồ nguyên lý hoạt động của IC dao động MAX1845
Phân tích:
- IC dao động MAX 1845 thường được sử dụng trên các mạch nguồn Switching của Laptop để điều khiển các nguồn điện áp thấp, IC này có hai vế, mỗi vế có hai cổng ra là DH và DL, mỗi cổng ra sẽ điều khiển một đèn Mosfet, cổng DH điều khiển đèn Mosfet trên còn cổng DL điều khiển đèn Mosfet dưới.
- Để IC hoạt động được cần có điện áp V+ từ 5 đến 24V, điệ áp 5V cấp cho các chân VDD và VCC, lệnh điều khiển vào các chân ON1 và ON2


Hình 43 – Sơ đồ mạch nguồn sử dụng IC – MAX1845
Mô tả các chân của IC
PIN
NAME
Chức năng
1
OUT1
Chân hổi tiếp điện áp ra về IC
2
FB1
Chân nhận điện áp hồi tiếp, điều khiển điện áp ở chân này sẽ cho điện áp ra thay đổi từ 1V đến 5V, IC đã thiết kế cho chân FB đấu mass để ra điện áp mặc định là 1,8V.
3
ILIM1
Chân tạo ra ngưỡng giới hạn điện áp cho cổng OUT2, tuỳ theo điện áp đưa vào chân này mà ngưỡng điện áp ra sẽ thay đổi.
4
V+
Chân cấp nguồn cho IC
5
TON
Chân thiết lập tần số hoạt động của mạch
6
SKIP
7
PGOOD
Chân báo nguồn tốt, chân này sẽ ra mức thấp nếu không có điện áp ra  hoặc ra cao quá 10%
8
OVP
Over Voltage Protect – Bảo vệ quá áp, chân này nối mass thì IC sẽ được bảo vệ quá áp khi áp ra tăng quá 115% , nếu chân này nối Vcc thì chức năng bảo vệ quá áp sẽ bị vô hiệu hoá.
9
UVP
Under Voltage Protect – Bảo vệ sụt áp, nếu chân này được nối đến Vcc thì mạch sẽ được bảo vệ khi áp ra giảm dưới 70%, nếu chân này nối mass chức năng này bị vô hiệu hoá.
10
REF
Áp ra chuẩn 2V và có thể cung cấp cho tải một dòng điện 50μA
11
ON1
Chân lệnh mở nguồn điện áp thứ nhất
12
ON2
Chân lệnh mở nguồn điện áp thứ 2
13
ILIM2
Chân tạo ngưỡng điện áp ra cho cổng OUT2
14
FB2
Tương tự chân FB1 nhưng cho cổng FB2
15
OUT2
Tương tự chân OUT1 nhưng cho cổng OUT2
16
CS2
Current Sense – Chân cảm biến dòng
17
LX2
18
DH2
Drive High – Chân dao động ra xung biên độ cao
19
BST2
Chân bù điện áp
20
DL2
Chân dao động ra xung biên độ thấp điều khiển đèn Mosfet dưới
21
VDD
Chân điện áp nuôi 5V
22
VCC
Chân điện áp cấp cho mạch tạo áp chuẩn VREF
23
GND
Chân Mass
24
DL1
Chân dao động ra mức thấp điều khiển đèn dưới của cặp công suất
25
BST1
Chân bù điện áp
26
DH1
Chân dao động ra biên độ cao để điều khiển đèn Mosfet trên
27
LX1
28
CS1
Chân cảm biến dòng.

4 – Nguồn Switching tạo ra điện áp VCC1R8M
Điện áp VCC1R8M do một vế của IC dao động U51 là MAX1845 điều khiển, kết hợp với đèn Mosfet kép Q71 và cuộn dây L19, vị trí của mạch trên các máy IBM T40-41-42 như sau:

Hình 44 – Vị trí của IC dao động U51 (MAX1845) và cuộn dây L19


1 Responses to "Laptop: Các nguồn điện áp chính & mạch nguồn trên máy IBM"
túi lọc bụi said...

Very good article I appreciate this article, hope in the future you can share more so that I can read and share with everyone, thank you and respect you very much.


February 22, 2021 at 11:37 PM

Post a Comment

 

Liên hệ

TRUNG TÂM SỬA CHỮA LAPTOP
MINH CHIẾN


Địa Chỉ: 704 Trần Phú - P.Bình Định - Thị xã An Nhơn - Binh Định
ĐT: 0968.558.349 Mr Chiến - 0973.822.349 Mr Minh
Email: trungtamsuachualaptopmc@gmail.com
Website: http://trungtamsuachualaptop.com

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Lên đầu trang Copyright © 2010 | Flash News TRUNG TÂM SỬA CHỮA LAPTOP MINH CHIẾN Laptop Minh Chiến