Công dụng của điện trở dán (điện trở smd) trong laptop và điện thoại (phần 2)
- Tác dụng 2:
Điện trở lấy áp: trong mạch 2 điện trở mắc nối tiếp nhau có phân chia điện áp thành nhìu mức khác nhau (còn hay gọi là cầu phân thế, cầu phân áp, mạch tỷ lệ)
Điện trở lấy áp: trong mạch 2 điện trở mắc nối tiếp nhau có phân chia điện áp thành nhìu mức khác nhau (còn hay gọi là cầu phân thế, cầu phân áp, mạch tỷ lệ)
cầu phân thế, cầu phân áp, mạch chia tỷ lệ |
- Ở hình trên phần nằm trong khung màu đỏ chính là cầu phân thế (cầu phân áp)
- Muốn 2 điện trở tạo thành cầu phân thế (cầu phân áp) trước tiên mạch đó phải là mạch kín
- Điện trở PR23- chân 1 được cấp bởi nguồn điện Vin 19v, chân 2 PR28 nối với mass --> tạo thành cầu phân thế.
Tùy theo mục đích mà người ta đặt những con trở khác nhau.
ví dụ: Như mạch trên là mạch dò áp trong laptop, người ta đặt con trở trên PR23 100k, con trở dưới PR28 10k, điện áp được lấy ra áp vào chân số 3 con so sánh để biết được laptop đang dùng pin hay adaptor.
Công thức cầu phân thế:
Vout = Vin*R2 / (R1+R2)
trong đó:
Vout: điểm giữa 2 điện trở R1 và R2 - nơi điện áp cần lấy ra
Vin : điện áp cấp vào cầu phân thế
R1: điện trở phía trên của cầu phân áp (trong hình chính là PR23)
R2: điện trở dưới của cầu phân áp (trong hình chính là PR28)
Nếu: R1=R2 ==> công thức cầu phân thế: Vout = Vin / 2
Ở hình trên điện áp cầu phân thế:
áp dụng công thức:
Vout = Vin*R2 / (R1+R2)
= VIN*PR28/(PR23+PR28)
= 19*10 / (100+10) = 1,72V
Post a Comment